Tổng hợp kiến thức xét nghiệm tiểu đường A -> Z

5/5 - 478 bình chọn

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường glucose, nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường, các xét nghiệm tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết của Vitalligoat Diabetic sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại xét nghiệm tiểu đường, cách đọc kết quả xét nghiệm và những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm tiểu đường là gì?

Xét nghiệm tiểu đường là một nhóm xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra lượng đường trong máu trong cơ thể. Hiện nay, xét nghiệm tiểu đường là một trong các phương pháp chẩn đoán tiểu đường phổ biến nhất.

Đường hay glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể và được cơ thể thông thường sẽ được chuyển hóa bởi insulin, một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, giúp đường từ máu đi vào các tế bào. Thông thường lượng đường trong máu luôn được duy trì ở một mức độ nhất định đảm bảo năng lượng cần thiết cho các hoạt động.

Xét nghiệm tiểu đường
Xét nghiệm tiểu đường để đánh giá tình trạng sức khỏe

Do đó, việc lượng đườngtăng lên bất thường có thể là dấu thiệu phản ánh một số bệnh lý liên quan đến chuyển hóa đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Việc xét nghiệm tiểu đường nhằm mục đích kiểm tra nồng độ đường trong máu và phát hiện bất thường để kịp thời có phương án cải thiện chỉ số. 

Có nhiều loại xét nghiệm tiểu đường khác nhau, bao gồm:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm này được thực hiện sau khi bạn nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ. Nó đo lượng đường trong máu của bạn khi bạn chưa ăn gì.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose: Xét nghiệm này được thực hiện sau khi bạn uống một lượng đường glucose lỏng, đo lượng đường trong máu trong vài giờ sau khi uống dung dịch. Sau 2 giờ kể từ khi xét nghiệm, lượng đường trong máu từ 140 mg/ dL trở xuống được coi là bình thường, 140 đến 199 mg/ dL là bị tiền tiểu đường và 200 mg/ dL hoặc cao hơn là nguy cơ tiểu đường cao.
  • Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm này đo lượng hemoglobin A1c trong máu, một loại protein trong các tế bào hồng cầu của bạn gắn với đường. Nồng độ HbA1c từ 6,5% trở lên là mức có thể mắc tiểu đường.
  • Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên: Xét nghiệm đo lượng đường trong máu tại thời điểm kiểm tra bất kỳ. Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần nhịn ăn. Mức đường huyết đo được từ 200 mg/ dL trở lên có khả năng cao mắc bệnh lý tiểu đường.
Xét nghiệm tiểu đường
Phuơng pháp xét nghiệm HbA1c

Mỗi loại xét nghiệm này cung cấp các thông tin khác nhau về tình trạng đường huyết của bệnh nhân. Từ đó, giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện về diễn biến bệnh.

Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường

Có nhiều người thắc mắc xét nghiệm tiểu đường bằng máu hay bằng nước tiểu. Thực tế, có nhiều phương pháp xác định mức độ đường huyết khác nhau và mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm cũng như mẫu xét nghiệm khác nhau. Cụ thế:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra đường huyết. Máu được lấy từ tĩnh mạch hoặc từ đầu ngón tay. Phương pháp này cho phép đo lường chính xác lượng glucose trong máu. Kết quả xét nghiệm máu sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin cụ thể về mức đường huyết của bạn tại thời điểm lấy mẫu.

xét nghiệm tiểu đường
Phương pháp xét nghiệm tiểu đường đường máu

Kiểm tra glucose niệu

Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra lượng glucose trong nước tiểu. Khi lượng đường huyết cao, glucose sẽ thải ra qua nước tiểu. Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác bằng xét nghiệm máu. Kết quả kiểm tra glucose niệu có thể giúp bác sĩ xác định xem bạn có lượng đường huyết cao không, nhưng không thể cho biết mức đường huyết cụ thể của bạn.

xét nghiệm tiểu đường
Phương pháp xét nghiệm niệu

Xét nghiệm đường huyết liên tục (CGM)

Phương pháp này sử dụng một thiết bị nhỏ được gắn lên da để theo dõi lượng đường huyết liên tục trong 24 giờ. Thiết bị CGM hoạt động bằng cách đo lượng glucose trong dịch mô giữa các tế bào. Xét nghiệm đường huyết liên tục cho phép theo dõi biến động đường huyết chi tiết, giúp bác sĩ và bệnh nhân theo dõi được sự thay đổi theo thời gian thực, giúp điều chỉnh kế hoạch điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.

CGM thường được sử dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc những người mắc bệnh tiểu đường type 2 khó kiểm soát. CGM cũng có thể hữu ích cho những người có nhu cầu về thông tin liên tục về mức đường huyết, chẳng hạn như phụ nữ mang thai hoặc những người tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu là bình thường?

Hẳn mối quan tâm hàng đầy cả bạn và người thân khi đi xét nghiệm tiểu đường là chỉ số của mình có đang ổn định không và tình trạng sức khỏe đang như thế nào. Dưới đây là các mốc chỉ số để bạn tham khảo:

Mức đường huyết bình thường cho từng loại xét nghiệm

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FBG): Dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L)
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (RBG): Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L)
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường miệng (OGTT): Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) sau 2 giờ
  • Xét nghiệm A1C: Dưới 5,7%

Lưu ý rằng mức đường huyết bình thường có thể thay đổi theo từng cá nhân, do đó cần trao đổi với bác sĩ để biết mức đường huyết mục tiêu phù hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức đường huyết bình thường

Nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết bình thường của mỗi người. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi đường huyết.

Cách đọc bảng chỉ số xét nghiệm tiểu đường

Bảng kết quả xét nghiệm tiểu đường thường bao gồm các thông tin như: tên xét nghiệm, kết quả đo lường, giá trị tham chiếu (bình thường), và các ghi chú liên quan. Thông thường đều có người phụ trách sẽ giải thích cho người tham gia xét nghiệm về kết quả các chỉ số. 

Nếu kết quả nằm trong khoảng giá trị tham chiếu, tức là lượng đường huyết bình thường. Nếu kết quả cao hơn, có thể là dấu hiệu của tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Cần trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ kết quả và xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Khi nào nên xét nghiệm tiểu đường?

Bạn nên xét nghiệm tiểu đường khi gặp các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, đói thường xuyên, mệt mỏi, hoặc nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường. Những người có nguy cơ cao như tuổi trên 45, béo phì, ít vận động cũng nên thực hiện xét nghiệm định kỳ.

Tần suất xét nghiệm tiểu đường sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Người bình thường nên xét nghiệm 1-2 lần/năm, trong khi những người có nguy cơ cao hoặc đã được chẩn đoán mắc tiểu đường cần xét nghiệm thường xuyên hơn, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chi phí xét nghiệm tiểu đường hết bao nhiêu?

Chi phí xét nghiệm tiểu đường ở Việt Nam có thể thay đổi tùy theo loại xét nghiệm, cơ sở y tế và khu vực địa lý. Một số mức giá tham khảo là:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FBG): 10.000 – 50.000 đồng
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (RBG): 10.000 – 50.000 đồng
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường miệng (OGTT): 100.000 – 200.000 đồng
  • Xét nghiệm A1C: 100.000 – 300.000 đồng

Một số cơ sở y tế có thể cung cấp gói xét nghiệm tiểu đường ưu đãi, giúp giảm bớt chi phí cho bệnh nhân. Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm y tế cũng được hỗ trợ một phần chi phí xét nghiệm.

Xem thêm:

Kết luận

Xét nghiệm tiểu đường là phương pháp quan trọng để chẩn đoán, theo dõi bệnh tiểu đường và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tuân thủ điều trị, bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình.

0
    0
    Your Cart
    Your cart is emptyReturn to Shop